Những yếu tố ảnh hưởng đến gía vàng.
Trước hết, vàng là một loại hàng hóa, do đó dao động giá của vàng phải được xem xét dựa
trên các yếu tố tác động của cung và cầu. Nguồn cung vàng trên thế giới đến từ các quốc gia
có trữ lượng vàng lớn và sản lượng xuất khẩu có tầm ảnh hưởng đến thị trường như Nam
Phi, Mỹ, Canada, Nga, Úc...
Xét về nhu cầu vàng thì phải thấy rằng, toàn thế giới đều muốn có thứ kim loại này và tùy
vào mục đích sử dụng mà có những nhu cầu khác nhau: phục vụ cho hoạt động chế tác trang
sức, tích lũy, đầu tư, thanh toán...
Tùy vào từng thời điểm mà nhu cầu tăng cao trong những thời kỳ khác nhau và đôi khi xảy
ra cùng lúc, do đó tác động mạnh đến cầu vàng trong cùng thời điểm.
Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ,
các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và
vàng cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng
USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng.
Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những
yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ, đó
là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn.
Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết
định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến
việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban
Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng
USD.
Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát
triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời,
quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong
ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ
khác trong mối tương quan so sánh.
Khi giá trị của đồng USD dao động, giá trị các loại hàng hóa được định giá bằng USD cũng
dao động tức thời theo quyết định của FED. Ví dụ, trước khi FED cắt giảm lãi suất cơ bản, 1
ounce vàng có giá là 1000 USD nhưng khi FED cắt giảm lãi suất thì vàng “vô tình” bị định
giá thấp do USD mất giá nên thị trường sẽ tự động điều chỉnh bằng cách nâng giá vàng lên,
trong trường hợp này 1 ounce vàng sẽ có giá là 1050 USD....
Như vậy ý Taichinhthegioi muốn nói là vàng bị tác động chính bởi USD, mà USD được
quyết định bởi FED mà các quyết định bởi FED được dựa trên các tin kinh tế vĩ mô của Mỹ.
Như vậy: Những tin Vĩ Mô nào cũng Mỹ ảnh hưởng mạnh nhất đến Vàng???
1. Tin Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ và Tin Tỷ lệ thất nghiệp.
* Ý nghĩa bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ
Đây là một trong những bản báo cáo được mong đợi nhất của Mỹ, Non-farm payrolls là một
bản báo cáo kịp thời về bức tranh của thị trường việc làm ở Mỹ : gia tăng, tụt giảm, số giờ
làm việc, số lương thưởng ... Những tư liệu trong bản báo cáo được thu thập từ 2 cuộc khảo
sát là Household Surveys và Establishment ( payroll) Survey ( Báo cáo theo hộ gia đình và
báo cáo theo bảng lương).
Trong đó Establishment Survey được ưa chuộng hơn vì bản báo cáo này đánh giá tình trạng
của các doanh nghiệp chứ ko chỉ gói gọn trong các hộ gia đình. Bản báo cáo có những chỉ số
đầy ý nghĩa như : Change in nonfarm payrolls, Unemployment, Manufacturing Payrolls, và
Average Hourly Earnings.
Trong quá trình khai thác cũng như phân tích về bản báo cáo mình sẽ có cơ hội để mở ra
trước mắt các bạn nhiều hơn nữa những news và yếu tố liên quan đến tình trạng lao động.
Nonfarm Payrolls ( NFP)
Nonfarm payrolls (NFP) là một báo cáo về tình hình kinh tế của Mỹ được thông báo hàng
tháng.
Tên của bản báo cáo được biên soạn để sử dụng cho những công ty về sản xuất, xây dựng,
và các công ty chế tạo sản phẩm. Ban Thống Kê Lao động của bộ Lao động cho ra những tài
liệu sơ bộ của cuộc khảo sát dành cho tháng trước đó. Tin ra vào thời điểm 8h30 ET thức
đầu tiên của hàng tháng, hoặc theo Ban này bản báo cáo sẽ được đưa ra vào thứ 6 thứ 3 trong
tháng sau khi có kết luận về tài liệu của tuần
Các con số về NFP được sử dụng để đại diện cho số công việc gia tăng hay mất đi trong kinh
tế trong tháng gần nhất, ko bao gồm những công việc liên quan đến ngành công nghiệp trồng
trọt. Vì ngành này thường có tính chất thuê nhân công theo mùa mà điều này sẽ làm cho chỉ
số xung quanh thời điểm gặt ko còn chính xác nữa ( vì các nông trang thường tăng thêm số
công nhân và sau đó thì chỉ số vào mùa gặt mới được công bố). Bản báo cáo này cũng cho
biết về số giờ làm việc trung bình hàng tuần và số thu nhập kiếm được bình theo tuần của tất
cả những công nhân thuộc những ngành có trong báo cáo.
NFP bao gồm các thông tin sau :
- Sự thay đổi về chỉ số NFP
- Tỉ lệ thất nghiệp
- Thay đổi về chỉ số Manufacturing Payrolls : chỉ số Payrolls dành riêng cho các ngành sản
xuất.
- Thu nhập trung bình tính theo giờ
- Số giờ làm việc trung bình tính theo tuần.
Nói chung báo cáo phản ánh khoảng 80% tổng số công nhân làm việc để tăng sản lượng
GDP của Mỹ và đưowjc sử dụng để hỗ trợ các chính khách và các nhà kinh tế đưa ra những
chính xác mới để quyết định hiện trạng của kinh tế và phỏng đoán tương lai.
Ý nghĩa của NFP đối với nền kinh tế:
Nói chung, khi chỉ số lao động gia tăng có nghĩa là các công ty đang phát triển và cần tuyển
dụng nhân lực và điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sẽ có việc làm và có tiền để
chi tiêu vào các sản phẩm hay dịch vụ giúp kích thích phát triển. Điều ngược lại cũng hoàn
toàn đúng trong trường hợp NFP hạ.
Ý nghĩa của Nonfarm với thị trường tài chính:
Trong khi tổng số việc làm tăng lên hay giảm đi đối với nền kinh tế là một kim chỉ nam rất
quan trọng cho hiện trạng kinh tế thì báo cáo này lãi có những thông kê mà hoàn toàn có ảnh
hưởng đến thị trường tài chính:
- Chỉ số thất nghiệp đối với kinh tế như một tỷ lệ của toàn bộ lực lượng lao động. Đây là một
phần quan trọng của bản báo cáo vì số người thất nghiệp là một dấu hiệu của tổng thể kinh
tế, và đây là một con số được ngân hàng Liên Bang theo dõi rất kĩ vì khi chỉ số này hạ xuống
mức qúa thấp ( thường là dứới 5%) thì lạm phát sẽ bắt đầu hình thành vì các doanh nghiệp sẽ
phải trả nhiều tiền hơn để thuê những thợ lành nghề và việc giá thành sản phẩm gia tăng
cũng là điều đương nhiên.
- Chỉ ra bộ phận nào có sự tăng hay giảm về công việc: Bản baó cáo có thể đưa ra sự cảnh
báo cho những trader về mảng kinh tế nào có thể bung nổ phát triển.
- Thu nhập trung bình hàng giờ : Đây là một yếu tố quan trọng vì nếu cùng một lượng nhân
công như nhau nhưng lại kiếm nhiều hơn hay ít hơn cho một khối lượng công việc , điều này
về căn bản là nói lên việc cần phải tăng hay giảm nhân công cho khối lượng công việc đó.
- Dùng để xem lại chỉ số của lần ra tin NFP trước đó: Một yếu tố quan trọng khác của báo
cáo là có thể gây ra những biến động trong thị trường vì traders tự lên khung những chiều
hướng phát triển của news dựa vào chỉ số cũ.
2. Tin Lạm phát CPI
3. Tin Nhà đất Mỹ
4. Tin GDP
5. Tin niềm tin tiêu dùng hay tin khảo sát niềm tin
6. Thông tin sản xuất và buôn bán lẻ của Mỹ
===> Nếu 6 thông tin trên Tốt ===> chứng tỏ kinh tế Mỹ dần hồi phục ===> tạo công ăn
việc làm cho người dân Mỹ ===> Tỷ lệ thất nghiệp giảm ===> tác động đến chính sách lãi
suất Mỹ ===> làm cho USD tăng giá ===> làm cho Vàng giảm.
Do đó, yếu tố thứ 7 chính là FED. Sẽ tác động rất mạnh lên Vàng. Nên mọi lời phát biểu của
FED rất đáng lưu ý vì nó sẽ tác động rất mạnh lên vàng.
Song song đó, ngoài những yếu tố thông tin kinh tế Mỹ nêu trên tác động mạnh đến Vàng
còn có những yếu tố sau đây!
- Chính sách lãi suất của các nước lớn khác so với Mỹ như Trung quốc, Úc, Canada, Châu
Âu....
- Tình hình nợ công của các nước lớn khác, điển hình là Châu Âu.
- Căng thẳng chính trị giữa các nước , làm phức tạp thêm tình hình, gây nguy cơ chiến tranh
- Nguồn cung của Vàng và tâm lí traders
*** Khi Vàng tăng hay giảm mạnh đều có lí do và nguyên nhân, do đó chúng ta phải tự
mình đặt ra câu hỏi là " TẠI SAO VÀNG GIẢM MẠNH HAY VÀNG TĂNG MẠNH?", "
Và nếu lí do đó được duy trì thì liệu vàng có còn tiếp tục tăng hay nếu nhân tố đó mất đi thì
Vàng sẽ thế nào?". Chúng ta phải tìn ra được nguyên nhân và lí do khiến Vàng tăng hay
giảm mạnh để từ đó sẽ có câu trả lời chính xác.
Ví dụ cụ thể: Vàng đang tăng mạnh lên $1,400 do những nguyên nhân sau: LSCB Mỹ và 1
số nước như kv Châu Âu thấp ==> lạm phát, chính sách "tung" tiền ra thị trường ===> làm
Tiền mất giá ==> vàng trở thành công cụ thay thế, tình hình nợ công châu Âu, kinh tế Mỹ
còn yếu thông qua tỷ lệ thất nghiệp cao.
Như vậy nếu các yếu tố trên vẫn còn bền vững thì Vàng sẽ tiếp tục tăng, và ngược lại Vàng
phải giảm mạnh do vai trò phònhg thủ đầu tự thay thế của vàng bị mất trước tình hình kinh
tế phát triển ===> LSCB được tăng ===> Tiền có gái trị hơn ===> Vàng phải giảm.
Và yếu tố nào giúp ta nhận ra tình hình kinh tế Mỹ hay thế giới đã ổn định và khả quan hay
chưa? Đó là các thông tin kinh tế Vĩ Mô của Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Anh, Canada, Úc...
công bố hàng tuần.
Tóm lại:
Taichinhthegioi viết nãy giờ khá dài dòng, nay xin tóm lại thật ngắn gọn như sau:
Vàng bi tác động bởi các nhan tố:
1. Tin kinh tế vĩ mô Mỹ (tin lao động việc làm, tin nhà đất, tin sản xuất, tin GDP, Tin niềm
tin tiêu dùng và đặc biệt là tin FED)
2. Ảnh hưởng bởi tình hình nợ công các nước
3. Chính sách tiền tệ của các nước lớn khác trên thế gới
4. Căng thẳng chính trị
5. Nguồn cung và cái chính là tâm lí traders.
Những hệ thống IB và tìm kiếm nhóm trading kiếm 1000 lots như thế nào? Team support cho ê kíp IBFOREX
Các chương trình của ERRANTE và STARTRADER luôn sẵn sàng đồng hành.
Startrader đồng hành cùng bạn
Hãy để ý và kết hợp cùng Startrader